Các phương pháp bôi trơn vòng bi
Các phương pháp bôi trơn vòng bi
Để vòng bi hoạt động tin cậy thì nó phải được bôi trơn đầy đủ để tránh tiếp xúc trực tiếp kim loại giữa các con lăn, rãnh lăn và vòng cách. Việc bôi trơn cũng ngăn chặn sự mài mòn và bảo vệ bề mặt vòng bi không bị rỉ sét. Việc lựa chọn chất bôi trơn thích hợp và phương pháp bôi trơn cho mỗi ứng dụng của vòng bi là quan trọng cũng như việc bảo dưỡng vòng bi.
Hiện nay, chất bôi trơn phổ biến dùng để bôi trơn ổ lăn là mỡ và dầu, tuy nhiên cũng có chất bôi trơn dạng rắn, ví dụ trong điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao. Việc lựa chọn cụ thể chất bôi trơn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện làm việc, tức là dải nhiệt độ, tốc độ cũng như sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Nhiệt độ làm việc thích hợp nhất sẽ đạt được khi chỉ cần bôi trơn một lượng bôi trơn nhỏ nhất đủ để bôi trơn vòng bi. Tuy nhiên khi chất bôi trơn cần thực hiện thêm các chức năng bổ sung như là làm ính hay giải nhiệt thì cần phải bổ sung thêm chất bôi trơn.
Chất bôi trơn trong kết cấu ở lăn sẽ dần dần mất khả năng bôi trơn do quá trình cơ học, lão hóa và tích tụ chất bẩn. Do đó khi bôi trơn bằng mỡ vần phải bổ sung hay thay mỡ mới, bôi trơn bằng dầu thì phải được lọc và định kỳ thay dầu.
1. Bôi trơn bằng mỡ
Mỡ bôi trơn được sử dụng để bôi trơn vòng bi ở điều kiện làm việc thông thường trong hầu hết các ứng dụng.
Mỡ có ưu điểm hơn dầu vì dễ dàng giữ được mỡ trong vòng bi cụ thể là khi trục nghiêng hay thẳng đứng và nó cũng tham gia vào việc làm kín cụm vòng bi ngăn cạn bụi bẩn, hơi ẩm hay nước.
Lượng mỡ quá nhiều sẽ làm tăng nhiệt độ trong vòng bi lên nhanh chóng, nhất là khi quay với tốc độ cao. Theo quy luật chung khi lắp vòng bi thì chỉ có vòng bi nên được cho đầy mỡ, trong khi đó khoảng không gian trống trong thân ổ chỉ cho một phần. Trước khi hoạt động đến tốc độ tối đa, mỡ dư trong vòng bi phải được thoát ra ngoài trong giai đoạn chạy rà. Ở cuồi giai đoạn chạy rà nhiệt độ làm việc sẽ giảm đáng kể cho thấy rằng mỡ đã được phân bố đều trong cụm vòng bi. Tuy nhiên khi vòng bi hoạt động ở vận tốc rất thấp và cần được bảo vệ tốt không bị nhiễm bẩn và rỉ sét thì vòng bi cần được bôi trơn đầy mỡ.
Những phương pháp bôi trơn bằng mỡ:
- Bổ sung thêm mỡ.
- Thay mới toàn bộ mỡ.
- Tái bôi trơn liên tục.
2. Bôi trơn bằng dầu
Dầu nói chung được sử dụng khi bôi trơn ổ lăn làm việc ở vận tốc cao hay nhiệt độ làm việc mà không sự dụng mỡ bôi trơn được, khi ma sát hay nhiệt sử dụng phải được làm mát tại khu vực vòng bi, hay khi các chi tiết lân cận (ví dụ như bánh răng) được bôi trơn bằng dầu.
Để tăng tuổi thọ làm việc của vòng bi, tất cả các phương pháp các phương pháp bôi trơn vòng bi nên sử dụng dầu sạch, tức làm bôi trơn dầu tuần hoàn có bộ lọc tốt, phương pháp phun dầu và phương pháp phun khí nén dầu cần có bộ lọc dầu và khí. Khi sử dụng dầu tuần hoàn và phương pháp phun khí nén dầu cần lắp các ống dẫn dầu đúng kích thước vì dầu qua vòng bi có thể lưu lại trong cụm kết cấu.
Những phương pháp bôi trơn bằng dầu:
- Ngâm dầu.
- Bôi trơn bằng vòng tát dầu.
- Bôi trơn dầu tuần hoàn.
- Phun dầu.
- Phương pháp phun khí nén dầu.
- Sương dầu.
Lựa chọn mỡ bôi trơn vòng bi
Trên thị trường có rất nhiều loại mỡ bôi trơn vòng bi có chức năng tương tự, nhưng quan trọng làm sao bạn phải lựa chọn cho đúng đó mới là mấu chốt của vấn đề. Nếu bạn là người có chuyên môn biết chọn lựa thì việc này không phải là khó khăn, nhưng nếu vì lý do mà bạn không biết hoặc hiểu biết ở một giới hạn nào đó thì phải làm sao? Muốn mua mỡ bôi trơn vòng bi loại nào tốt nhất, bạn cần phải lưu ý đến các yếu tố sau đây:
- Độ nhớt của dầu gốc pha chế mỡ bôi trơn.
- Loại dầu gốc pha chế mỡ bôi trơn.
- Thành phần, tính chất của phụ gia.
- Lựa chọn mỡ theo thành phần tính chất của chất làm đặc.
- Lựa chọn mỡ theo điều kiện làm việc.
- Lựa chọn mỡ theo môi trường làm việc.
- Lựa chọn mỡ theo nhiệt độ làm việc.
- Lựa chọn mỡ theo Áp lực tải trọng trên bề mặt ma sát.
- Lựa chọn mỡ theo độ cứng mềm của mỡ.
Tùy vào điều kiện làm việc của vòng bi mà chúng ta nên sử dụng loại mỡ nào phù hợp nhất, tiết kiệm nhất và bảo vệ tốt nhất. Sau đây là một số gợi ý cho các bạn:
- Mỡ bôi trơn vòng bi vị trí khung gầm của ô tô nên sử dụng mỡ láp.
- Các vòng bi trong thiết bị công nghiệp và vận tải nên sử dụng mỡ có tính chịu nhiệt, chịu nước, và ổn định hoá học.
- Bôi trơn ổ trục lăn, ổ trục của động cơ điện, mayơ ô tô và các bộ phận chịu ma sát: mỡ gốc xà phòng hỗn hợp canxi và natri.
- Khu vực làm việc có độ ẩm cao hoặc bôi trơn nhíp ô tô, tàu hoà, máy kéo, các hộp bánh răng có tải trọng lớn chịu mài mòn và va đập mạnh: mỡ phấn.
Hiện nay các sản phẩm mỡ khá đa dạng như mỡ bôi trơn Shell, mỡ bôi trơn Caltex, mỡ bôi trơn Total, mỡ bôi trơn Castrol, mỡ bôi trơn Mobil, phần lớn được pha chế từ dầu gốc khoáng và có chất làm đặc là xà phòng liti, một số ít (khoảng 30%) có gốc xà phòng canxi. Mỡ bán trên thị trường rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, giá cả và thường không có nhãn mác vì hầu hết được san ra từ các thùng lớn. Không thể nhận biết loại mỡ bằng mắt thường vì màu sắc của chúng không đặc trưng. Vì vậy, khi mua hàng cần hỏi rõ tính năng, công dụng và giá cả để tránh nhầm lẫn, nếu cần phải mang mẫu mỡ đã dùng theo để so sánh.
Nguồn: Tổng hợp